Quỹ ETF là gì?

Quỹ hoán đổi danh mục (Exchange-Traded Fund/ ETF), là quỹ chỉ số mô phỏng theo sự biến động của một Chỉ số tham chiếu, như chỉ số chứng khoán. Nhờ đó, Quỹ ETF đem lại lợi suất sinh lời tương tự tỷ suất sinh lời của Chỉ số tham chiếu.

Quỹ được hình thành từ việc hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy chứng chỉ quỹ và được niêm yết, giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán (GDCK).

Tại sao nên đầu tư vào Quỹ ETF ?

Đa dạng hóa danh mục, giảm thiểu rủi ro với chi phí thấp

Đầu tư vào chứng chỉ quỹ ETF tương đương với việc nhà đầu tư nắm giữ một danh mục các cổ phiếu với tỷ trọng và cơ cấu như của Chỉ số tham chiếu mà quỹ mô phỏng. Từ đó, đầu tư vào chứng chỉ quỹ ETF giúp giảm thiểu rủi ro so với đầu tư vào một cổ phiếu, hoặc một ngành nghề riêng lẻ.

Chi phí quản lý của Quỹ ETF thường thấp vì quỹ áp dụng chiến lược đầu tư thụ động, không cần tốn nhiều nguồn lực phân tích để lựa chọn cổ phiếu.

Đầu tư dễ dàng, thuận tiện và minh bạch

Chứng chỉ quỹ ETF được niêm yết và giao dịch trên Sở GDCK như một cổ phiếu thông thường giúp nhà đầu tư dễ dàng thực hiện mua bán.

Thông tin về danh mục cổ phiếu của quỹ, giá chứng chỉ quỹ đều được công bố hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Phí quản lý: 0.6%/năm

Phí hoán đổi: 0.1%/năm với Nhà đầu tư và 0% với Nhà tạo lập thị trường

Không hạn chế tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào quỹ ETF mà không bị hạn chế tỷ lệ sở hữu. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể thông qua quỹ ETF để gián tiếp nắm giữ các cổ phiếu đã đạt tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa mà họ không thể mua được trực tiếp.

So sánh Quỹ ETF với Quỹ mở và đầu tư cổ phiếu

Tiêu chí

Quỹ mở

Quỹ ETF

Cổ phiếu niêm yết

Loại hình Quỹ đầu tư dạng mở, theo đó chứng chỉ quỹ (CCQ) liên tục được phát hành và mua lại Quỹ đầu tư dạng mở, theo đó CCQ liên tục được phát hành và mua lại Là cổ phiếu do một công ty cổ phần phát hành
Chiến lược đầu tư Chiến lược đầu tư Chủ động

Chứng khoán đầu tư được lựa chọn một cách cẩn trọng

Chiến lược đầu tư Thụ động

Mô phỏng theo một chỉ số sẵn có

Chiến lược đầu tư Chủ động
Phương thức giao dịch
Giao dịch sơ cấp: Mua bán với công ty quản lý quỹ
Giao dịch thứ cấp: niêm yết và giao dịch trên Sở GDCK
Tần suất giao dịch Định kỳ (tùy theo quỹ, thường là hàng ngày hoặc hàng tuần) Hàng ngày Hàng ngày
Tần suất Báo cáo Báo cáo giá CCQ định kỳ NAV cập nhật hàng ngày, iNAV tính liên tục trong thời gian giao dịch.
Mức độ phụ thuộc vào người quản lý quỹ Cao Thấp Không áp dụng
Phí quản lý quỹ Cao Thấp Không áp dụng
Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng Linh hoạt Theo chỉ số tham chiếu
Rủi ro Rủi ro thị trường Rủi ro thị trường Rủi ro thị trường
Rủi ro của riêng danh mục đầu tư Rủi ro sai lệch so với chỉ số tham chiếu (Tracking error) Rủi ro của riêng doanh nghiệp, cổ phiếu
  • Về chiến lược đầu tư: Quỹ ETF áp dụng chiến lược đầu tư thụ động, với mục tiêu mô phỏng tỉ suất lợi nhuận của Chỉ số tham chiếu. Trong khi, quỹ mở áp dụng chiến lược đầu tư chủ động, người quản lý quỹ sẽ chủ động lựa chọn các loại chứng khoán đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu đầu tư của quỹ.
  • Về phương thức giao dịch: Quỹ ETF được giao dịch trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Ở thị trường sơ cấp, quỹ ETF phát hành CCQ trực tiếp cho các nhà đầu tư có nhu cầu giao dịch theo lô lớn, mỗi lô là 100.000 CCQ. Ở thị trường thứ cấp, quỹ ETF niêm yết và giao dịch như một cổ phiếu thông thường trên Sở GDCK. Trong khi đó quỹ mở chỉ có phương thức giao dịch sơ cấp, tức là giao dịch trực tiếp với công ty quản lý quỹ.

Cách định giá Chứng chỉ Quỹ ETF

  • Giá trị tài sản ròng (Net Asset Value/ NAV) của Quỹ ETF được tính toán dựa trên giá thị trường của các chứng khoán trong danh mục chứng khoán cơ cấu của quỹ trừ đi các chi phí hoạt động của quỹ. NAV quỹ ETF được Công ty quản lý quỹ tính toán hàng ngày và có xác nhận của Ngân hàng lưu ký. Giá trị tài sản ròng của một CCQ sẽ bằng NAV/CCQ.
  • Giá thị trường (giá giao dịch CCQ trên Sở GDCK) có thể thay đổi liên tục và biến động do nhu cầu mua/bán chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư trong phiên giao dịch.
  • Sự chênh lệch giữa giá thị trường của CCQ và NAV/CCQ nếu có sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage), và thông thường cơ chế kinh doanh chênh lệch giá sẽ đưa mức giá giao dịch trên Sở GDCK sẽ gần với giá trị NAV/CCQ.