ipaam Không có bình luận

Huyền thoại đầu tư Geraldine Weiss: Nữ huyền thoại đầu tư cổ tức

Geraldine Weiss sinh năm 1926 tại San Francisco, Hoa Kỳ trong một gia đình người Do Thái nghèo. Ba mẹ bà đều là những người lao động ở tầng lớp thấp kém của xã hội ngày ấy. Gia đình Weiss đã trải qua chủ nghĩa bài trừ Do Thái khi bà còn bé đến nỗi gia đình của bà đã sống trong sự ghẻ lạnh của xã hội những năm bấy giờ.

Năm lên 17, bà đăng kí học ngành kinh doanh và tài chính tại Đại học California sau khi tốt nghiệp trung học. Tuy nhiên, bà chỉ bắt đầu chính thức phát triển lý thuyết đầu tư của mình ở tuổi 30 sau khi kết hôn và sinh con vì mục tiêu kiếm thêm cho mình và người chồng hải quân một khoản thu nhập nho nhỏ. Bà cũng chia sẻ rằng đã học về đầu tư bằng cách đọc sách và lắng nghe những cuộc hội thoại của cha mẹ mình, cũng như nghiên cứu về kinh doanh và tài chính trong quá trình học đại học.

Khi bắt đầu đam mê với sở thích đầu tư, bà Weiss đã cố gắng tìm kiếm một công việc liên quan đến lĩnh vực này. Tuy nhiên, vì sự phân biệt giới tính thời ấy mà bà chỉ được tuyển làm thư ký. Không nản lòng, thay vì chọn làm thư ký, bà đã quyết định thành lập một doanh nghiệp viết bản tin về tư vấn đầu tư với tên gọi Investment Quality Trends (IQT) để thỏa mãn niềm đam mê. Trong những năm tháng đó, bà cảm thấy việc thuyết phục các khách hàng tiềm năng tin rằng một phụ nữ vẫn có thể đưa ra những tư vấn đầu tư hiệu quả là rất không hề đơn giản.

Sau đó, công việc kinh doanh bắt đầu phát đạt và bà Weiss đã trở thành người phụ nữ đầu tiên đứng đầu trong lĩnh vực tư vấn đầu tư. Bà đã trở thành một nhà bình luận nổi tiếng trong các ẩn phẩm của các tạp chí đầu tư như Tạp chí Fortune và Tạp chí Wall Street hay tại các sự kiện và trên truyền hình. Bà đã cho xuất bản hai cuốn sách bán chạy nhất giải thích các lý thuyết đầu tư của mình là: Dividends Still Don’t Lie và The Dividend Connection.

Cuộc đời của Weiss là minh chứng cho việc kỷ luật bền bỉ theo đuổi một chiến lược đầu tư đúng đắn sẽ đem lại kết quả không thể mỹ mãn hơn trong dài hạn.

ipaam Không có bình luận

Huyền thoại đầu tư Phil Town: Thành công tột bậc của một nhà đầu tư nghiệp dư có xuất phát điểm tầm thường

Phil Town sinh ngày 21 tháng 9 năm 1948, là một nhà đầu tư, diễn thuyết và một nhà văn tài chính Mỹ. Nguyên tắc “4 chữ M” của ông còn là một trong những bài học được giảng dạy rộng rãi ở các trường đại học trên khắp thế giới, ảnh hưởng đến triết lý đầu tư của nhiều nhà quản trị quỹ chuyên nghiệp.

Nhưng ít ai biết được rằng, ông vốn không được đào tạo chuyên ngành kinh tế chuyên nghiệp, cũng như không thông qua bất kỳ trường lớp tài chính nào. Thời trẻ tuổi, thay vì chọn học đại học, ông lại đi phục vụ quân sự hết bốn năm tại Việt Nam. Đến năm 1980 – khi Phil Town đã 32 tuổi, nghề nghiệp vẫn chưa có gì tiến triển, bỗng nhiên trong một dịp chèo thuyền mạo hiểm vượt thác, ông vô tình cứu sống được một nhà đầu tư giá trị lão luyện. Thật may mắn cho Phil Town, nhà đầu tư này đã dạy ông cách suy nghĩ như những huyền thoại trong đầu tư như Benjamin Graham và Warren Buffett. Rồi Phil Town bắt đầu lao vào nghiên cứu, ứng dụng những gì đã học vào thực tiễn đầu tư. Sau thập niên 1980-1990, từ số vốn ít ỏi 1,000 USD ấy, ông đã biến nó thành 1.45 triệu USD, chính thức trở thành một triệu phú tự thân nhờ đầu tư chứng khoán!

Triết lý đầu tư của Phil Town cũng gần gũi và dễ hiểu nhu chính con đường thành công của ông, gói gọn lại trong đúng 1 quy tắc và 1 bộ tiêu chí 4M.

Quy tắc duy nhất: “Đừng để mất tiền. Mà để không mất tiền, hãy mua một công ty tuyệt vời với giá cả hấp dẫn!”.

Bộ tiêu chí 4M để lựa chọn cổ phiếu:

  • Meaning-Am hiểu: Chỉ đầu tư vào doanh nghiệp mà chúng ta sẵn sàng nắm giữ như một người chủ hay kể cả thị trường chứng khoán phải đóng cửa ngày mai.
  • Moats-Lợi thế cạnh tranh: Từ am hiểu doanh nghiệp, nhận thức được các lợi thế của doanh nghiệp đó với các đối thủ khác.
  • Management-Ban lãnh đạo có lịch sử hành động vì lợi ích của tất cả cổ đông, không chỉ vun vén cho riêng mình.
  • Margin of Safety-Giá mua hấp dẫn: Chiến lược của ông là chờ đợi đến khi giá cả của doanh nghiệp tuyệt vời đó thấp hơn từ 25%-50% so với giá trị thực, ông sẽ bắt đầu mua tích trữ một cách tự tin. Giá càng giảm, ông lại càng hăng hái mua thêm.

Với phương pháp đầu tư giá trị đúng đắn, và bộ tiêu chí sàng lọc cổ phiếu 4M thông minh, nhà đầu tư cá nhân hoàn toàn có thể đạt được tự do tài chính trong 20 năm tới, miễn là có kiên nhẫn – và quan trọng hơn hết, không bao giờ được từ bỏ công việc đầu tư, bất chấp thị trường lên xuống như thế nào. Nếu chúng ta bắt đầu đúng đắn càng sớm, thì tương lai tài chính càng vững chắc.

ipaam Không có bình luận

Huyền thoại đầu tư Peter Lynch: Người đánh bại thị trường

Peter Lynch được đánh giá là một trong những nhà đầu tư, doanh nhân vĩ đại nhất thế giới. Nhắc đến Peter Lynch, người ta sẽ nhớ ngay đến việc ông đánh bại chỉ số S&P 500 đến 11 lần, nâng giá trị tài sản của quỹ từ 20 triệu USD lên 14 tỷ USD trong 13 năm làm quản lý Quỹ Fidelity Magellan.

Peter Lynch sinh tại Newton, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp Đại học Boston năm 1965 và hoàn thành khóa học Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA) tại trường Wharton 3 năm sau đó.

Điều đáng chú ý là, khi còn đi học, thay vì chọn các môn khoa học, toán hay kế toán, những môn trạng bị kiến thức nền tảng cho việc kinh doanh, Peter Lynch lại chọn những môn học mang tính nghệ thuật, trừu tượng nhiều hơn như lịch sử hay tâm lý học, siêu hình học, triết học và logic.

Theo Peter Lynch, việc lựa chọn những môn học này là một sự chuẩn bị tốt hơn trước khi bước  vào thị trường chứng khoán hơn là việc học những môn thuần kinh tế. Bởi lẽ, tất cả những kiến thức toán học cần để tham gia vào thị trường chứng khoán như việc General Electric có bao nhiêu tiền mặt hay có bao nhiêu nợ dài hạn.. thì một đứa trẻ lớp 5 cũng có thể đọc được.

Suốt 13 năm làm Quản lý của Quỹ đầu tư Fidelity Magellan từ năm 1977 đến 1990, Peter Lynch mang lại cho Quỹ lợi suất trung bình gần 30% và tăng giá trị tài sản từ 18 triệu USD lên nhiều lần, đạt mức xấp xỉ 14  tỷ USD. Đáng ngưỡng mộ hơn nữa, trong 5 năm cuối sự nghiệp, Peter Lynch đã đánh bại 99,5% số lượng các quỹ tương hỗ còn lại.

Theo Peter Lynch , Khi đầu tư, bạn cần có hứng thú và đam mê. Nhưng nếu chỉ yêu thích mà không bỏ thời gian nghiên cứu thì bạn sẽ gặp rủi ro. Do đó, nếu bạn cảm thấy mình không thể dành đủ thời gian và công sức nghiên cứu nhiêm túc các cơ hội đầu tư, hãy để các chuyên của VNDAF hỗ trợ bạn!

ipaam Không có bình luận

Huyền thoại đầu tư Charlie Munger: Người bạn thay đổi nhận thức của Warren Buffet

Fan trung thành của đầu tư giá trị đã rất quen thuộc với Warren Buffet. Tuy nhiên, có thể chúng ta chưa biết nhiều Charlie Munger, một người bạn thâm niêm và là công sự đại tài tại Bershike Hathaway với Warren Buffet.

Gia đình Munger vốn dĩ đi lên từ nghèo khó. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống coi trọng việc học, Charlie Munger luôn cố gắng học hành thật giỏi giang. Ông đã đỗ vào chuyên Toán của Đại học Michigan khi mới chỉ 17 tuổi. Tuy nhiên, cuộc đời đầy sóng gió còn chờ đợi ông phía trước.

Khi thế chiến thứ 2 xảy ra, ông phải bỏ ngang việc học để ghi danh vào quân đội. Năm 1949, khi Charlie Munger 25 tuổi, ông làm tại văn phòng luật Wright & Garrett với mức lương 3.300 USD/năm. Năm 1953, khi 29 tuổi, ông li dị vợ sau 8 năm chung sống. Ông mất mọi thứ khi li dị, và sống trong điều kiện khó khăn vì vợ ông đã lấy ngôi nhà của 2 người. Thời gian ngắn sau, Charlie Munger phát hiện ra con mình Teddy bị bệnh bạch cầu, khi đó không có bảo hiểm y tế, mọi thứ phải trả bằng tiền túi và tỷ lệ tử vong là gần 100% vì không bác sĩ nào chữa được, ông ấy giành mọi tiền tiết kiệm được để cố cứu con trai mình. Một năm sau khi chẩn đoán bệnh, năm 1955, Teddy Munger qua đời. Charlie 31 tuổi, ly dị, trắng tay, và vĩnh biệt đứa con trai 9 tuổi của mình.

Không cam chịu số phận như một luật sư “đủ ăn”, Charlie Munger đã quyết định đổi đời khi nghe lời Warren Buffett, từ bỏ nghề này và bước chân vào con đường tài chính. Tại đây, năm 1962, với số vốn liếng của mình, Charlie đã tự thân lập ra quỹ đầu tư Wheeler, Munger & Co. Những thành công vang dội liên tiếp đến với ông và những món hời mà ông liên tục kiếm được từ quỹ đầu tư của mình. Khi đó, mọi sự chú ý đều dồn vào vị giám đốc Charlie Munger, biến ông trở thành một trong những người có tầm ảnh hưởng trên thị trường chứng khoán.

Cuối những thập niên 70 của thế kỷ trước, Charlie quyết định sáp nhập quỹ đầu tư của mình với Berkshire Hathaway vì những lý do thua lỗ trong những năm 1973 và 1974. Câu chuyện sau đó, là cả một huyền thoại mà đến ngày nay, người ta vẫn còn phải nhắc đến.

Đôi bạn Charlie và Buffett đã cùng nhau xây dựng, phát triển và biến Berkshire Hathaway trở thành một gã khổng lồ trên thị trường chứng khoán thời đó. Những thương vụ tiền tỷ, những cuộc đầu tư và giao dịch lớn do chính Charlie Munger và Warren Buffett đã dẫn dắt Berkshire Hathaway đến con đường thành công như ngày hôm nay.

Khi được hỏi về Munger, Buffet đã nói rằng: mọi người lầm tưởng Munger là phụ tá của tôi, nhưng thực sự vai trò của Munger tại Bershike cực kỳ quan trọng. Thậm chí, chính Munger đã thay đổi triết lý đầu tư của tôi. Thời còn trẻ, Buffet được ảnh hưởng nhiều từ người thày Ben Graham, tập trung “Mua các công ty có giá rẻ mạt so với giá trị doanh nghiệp”. Tuy nhiên, triết lý đầu tư này dần khó áp dụng trong thời đại mới khi các công ty như vậy không còn nhiều nữa. Munger đã giúp Buffet nâng cấp triết lý trở thành “Mua các công ty tuyệt vời tại mức giá hấp dẫn”. Điều này đã giúp Bershike nhanh chóng mở rộng được quy mô vốn quản lý, trở thành công ty đầu tư thành công nhất trong lịch sử. Doanh nghiệp tiêu biểu mà Buffet mua theo chiến lược này là Apple, một khoản đầu tư có định giá không hề rẻ tại thời điểm được mua, nhưng là một trong những công ty tuyệt vời nhất thế giới, đem lại nguồn lợi nhuận trong yếu cho Bershike trong 10 năm trở lại đây.

Hy vọng bài viết này đã mang đến cho các bạn những kiến thức thú vị về cuộc đời và sự nghiệp của nhà đầu tư tài chính huyền thoại Charlie Munger. Nếu bạn còn đang loay hoay tìm cho mình những triết lý đầu tư đúng đắn, đừng ngại ngần trải nghiệm sản phẩm quỹ đầu tư VNDAF ngay bây giờ.

ipaam Không có bình luận

Huyền thoại đầu tư Bill Gross: Ông vua trái phiếu

Bill Gross có bằng cấp về Tâm lý học từ Đại học Duke năm 1968 trước khi bước vào thế giới kinh doanh. Ông có bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) của Trường Quản lý Anderson thuộc UCLA và ông dành thời gian đầu trong sự nghiệp của mình trong Hải quân và rồi trở thành một tay chơi blackjack chuyên nghiệp.

Giống như cha đẻ của trường phái đầu tư định lượngEdward Thorp, Gross từng tận dụng khả năng toán học của mình vào trò blackjack. Sau khi lấy bằng đại học, Gross đặt chân đến Vegas và làm việc tại các bàn blackjack, đếm bài đến 16 giờ một ngày. Từ chuỗi ngày đếm bài, ông học được một bài học quan trọng trong quá trình đưa ra các quyết định đầu tư: sử dụng đòn bẩy và vay nợ quá nhiều sẽ khiến bạn rơi vào tình thế bấp bênh. Gross bắt đầu với 2.000 đô la trong túi và rời Vegas với 10.000 đô la sau bốn tháng.

Sau khi hoàn thành chương trình Chuyên gia Phân tích Tài chính (CFA), Gross làm việc phân tích đầu tư với Pacific Mutual Life ở Los Angeles từ năm 1971 đến năm 1976, sau đó là Trợ lý Phó Chủ tịch trong mảng Chứng khoán có thu nhập cố định cho đến năm 1978.

Năm 1971, chỉ với khoảng 12 triệu đô la tài sản, Gross thành lập Pacific Investment Management Company (PIMCO) cùng với bạn bè là Jim Muzzy và Bill Podlich. PIMCO luôn là một trong những quỹ đầu tư hàng đầu thế giới và tập trung chủ yếu vào trái phiếu.

Gross được đề cử vào Hall of Fame của Hiệp hội Phân tích Chứng khoán Thu nhập cố định (FIASI) năm 1996, vì những đóng góp của ông đối với các hoạt động phân tích trái phiếu và danh mục đầu tư của mình.

Tính đến nửa đầu năm 2014, tài sản thuộc quyền quản lý của PIMCO tăng lên gần 2 nghìn tỷ đô la, trở thành công ty quản lý quỹ thu nhập cố định tích cực (active fixed income) lớn nhất trên thế giới. Gross tập trung vào các khoản đầu tư sẽ thành công trong dài hạn. Ông tập trung vào dự báo từ ba đến năm năm vì điều này khuyến khích nhà đầu tư suy nghĩ lâu dài và bỏ qua các lợi nhuận ngắn hạn. Gross tin rằng “cảm xúc có thể thuyết phục mọi nhà đầu tư hoặc công ty quản lý thực hiện chính xác những điều sai trái trong thời kỳ bất hợp lý trên thị trường”. Do đó, lời khuyên của ông với đại đa số các NĐT cá nhân là “Tìm kiếm người tốt nhất để đầu tư tiền của mình là một trong những quyết định tài chính quan trọng nhất mà bạn từng đưa ra”.

ipaam Không có bình luận

Quỹ đầu tư tại Việt Nam: Tại sao nên đầu tư Quỹ mở

Tại sao “quỹ” lại trở thành xu hướng đầu tư tài chính ở nhiều quốc gia phát triển?

  1. Trước hết cần đi tìm hiểu  Quỹ đầu tư là gì?

(Đứng dưới góc độ là nhà đầu tư để định nghĩa đơn giản quỹ đầu tư là một công cụ giúp nhà đầu tư có thể tham gia thị trường chứng khoán qua trung gian bằng cách góp vốn vào quỹ và phần vốn góp đó sẽ được đem đi đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản.

(Mục đích khi tham gia thị trường qua trung gian như thế là để

A – Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hoá danh mục.  

Đầu tư tài chính không phải là một việc đơn giản dễ dàng nó cần nhiều thời gian để nghiên cứu theo dõi và cần có nhiều kiến thức về tài chính. Do vậy đầu tư vào quỹ sẽ giúp tiện lợi hoá việc đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân. Không cần mất quá nhiều thời gian, không cần phải giao dịch hàng ngày hàng giờ và không cần hiểu biết chuyên sâu về kiến thức tài chính

Khi đầu tư vào quỹ – nhà đầu tư nên chọn các công ty quản lí quỹ uy tín trên thị trường – tuân thủ chiến lược đầu tư rõ ràng, được ủy ban chứng khoán nhà nước giám sát cũng như tài sản của quỹ được lưu kí tại ngân hàng vì các quỹ mở uy tín sẽ phân bổ danh mục đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm đảm bảo an toàn cũng như tính minh bạch cho các nhà đầu tư vì giá của cổ phiếu và trái phiếu niêm yết được công bố công khai tại các công ty chứng khoán và trên các trang web của các công ty này

Trên thế giới, tại một số trung tâm tài chính như London, New York, Hong Kong,.. các giao dịch của nhà đầu tư tổ chức chiếm đại đa số khoảng 80%. Theo một thống kê từ trang Zerohedge.com, có khoảng 84% giao dịch chứng khoán được thực hiện bởi các quỹ đầu tư và chỉ có 16% giao dịch là của nhà đầu tư cá nhân. Với số liệu trên đủ để thấy được tại các đất nước phát triển, Qũy mở đã trở thành 1 loại hình đầu tư rất phổ biến được đại đa số đón nhận

B – Khuôn khổ pháp lý dành cho thị trường quản lí quỹ tại Việt Nam nói chung &  bảo về quyền, lợi ích cho nhà đầu tư cá nhân nói riêng đã có sự ổn định, minh bạch, uy tín

 Hiện nay khuôn khổ pháp lý dành cho thị trường quản lý quỹ tại Việt Nam đã tương đối ổn định, đầy đủ, hoàn thiện và được định hướng phát triển một cách ổn định, an toàn, thận trọng dựa trên nền tảng những quy định pháp luật chặt chẽ.

Hoạt động của công ty quản lý quỹ

Tại Việt Nam, Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam bắt đầu hình thành từ năm 2004

  • Thực trạng ngành Qũy tại Việt Nam

Thị trường chứng khoán nói chung và ngành quỹ nói riêng của Việt Nam còn non trẻ so với Mỹ, các quỹ đầu tư chứng khoán thị trường Mỹ đã có được một lịch sử hoạt động khá lâu đời. Nếu như năm 1960, tại Mỹ chỉ có 160 quỹ mở với tổng tài sản quản lý là 17 tỷ USD, thì năm 1980,  con số đã nâng lên tới 564 quỹ với tổng số tài sản quản lý là 134 tỷ USD. Năm 1990, số quỹ tăng lên 3.105 quỹ và tổng số tài sản lên tới trên 1.000 tỷ US

Việt Nam có thể được xem như đang ở giai đoạn kết hợp giữa việc nâng cao nhận thức của công chúng quan tâm đến đầu tư tài chính cá nhân ngày càng cao cùng với việc các cơ quan quản lý đang dần hoàn thiện khung pháp lý phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.

Điểm nổi bật của giai đoạn 2011 – 2019 là sự ra đời của Thông tư số 212/2012/TT-BTC3 hướng dẫn thành lập và hoạt động của CTQLQ và các thông tư hướng dẫn thành lập và hoạt động của các loại hình quỹ ĐTCK, gồm quỹ thành viên, quỹ đóng, quỹ mở, quỹ ETF, quỹ REIT, công ty ĐTCK.

 Trong giai đoạn 2011 – 2020, ngành Qũy Việt Nam đã phát triển vượt bậc cả về số lượng, quy mô và loại hình quỹ đầu tư chứng khoán 

  • Những con số ấn tượng về Ngành Qũy nói riêng tại Việt Nam

Cuối năm 2021, tổng tài sản quản lý của toàn bộ thị trường khoảng 572.000 tỷ đồng, tăng 31% so với cuối năm 2020, đây là một mức tăng ấn tượng. Hiện nay có 44 công ty quản lý quỹ đang hoạt động, có 74 quỹ đầu tư chứng khoán trên toàn bộ thị trường ( năm 2011 chỉ có 23 quỹ), trong đó riêng năm 2021 vừa rồi có 14 quỹ được thành lập với tổng số vốn huy động ban đầu là 1.500 tỷ đồng.  Tuy nhiên, tổng giá trị tài sản quản lý của các công ty quản lý quỹ hiện chỉ chiếm 5,5% GDP trong khi của Ấn Độ khoảng 15%, của Thái Lan là 38%, Malaysia là hơn 50%, Trung Quốc trên 10% dư địa phát triển còn rất lớn.

 Lãnh đạo UBCKNN nêu mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, quy mô quản lý tài sản đạt khoảng 6-10% GDP

  Từ đầu năm 2020 cho tới cuối năm 2021, ước tính có khoảng hơn 200.000 nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ trên thị trường. Trong khi đó tại ngày 30/06/2022 Số lượng TKGD trong nước: 6.119.911 tài khoản, trong đó:

+ Số lượng TKGD của nhà đầu tư cá nhân: 6.105.973 tài khoản

+ Số lượng TKGD của nhà đầu tư tổ chức: 13.938 tài khoản

Tại Việt Nam Năm 2021 vừa qua đã chứng kiến con số kỷ lục về tài khoản mở mới, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 các hoạt động bị đình truệ, kết hợp với mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp xu hướng tìm một kênh đầu tư trong giai đoạn dịch bệnh là tất yếu. Theo Quyết định 242/QĐ-TTG năm 2019 phê duyệt đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng tới 2025” thì tới năm 2025 mục tiêu sẽ có 5% dân số tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán. Do đó, sự gia nhập ngày càng đông đảo từ các nhà đầu tư cá nhân sẽ là xu hướng tất yếu

  • Thực trạng đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân hiện nay tại Việt Nam

Thị trường chứng khoán năm 2021 tăng trưởng rất mạnh mẽ. Không thể phủ định rằng đa số người dân Việt Nam khi nhắc tới đầu tư chứng khoán đều mong muốn tự đầu tư. Tuy nhiên, với mỗi cá nhân, chúng ta chỉ đủ thời gian và kiến thức để nghiên cứu khoảng 5-7 mã, nhiều hơn là 10 – 15 mã cổ phiếu. Ngoài ra, lợi nhuận qua từng giai đoạn sẽ không hoàn toàn giống nhau. Có những thời điểm thị trường đi xuống nhà đầu tư có thể gặp tình trạng thua lỗ nặng nề ví dụ như thi trường trong 6 tháng đầu năm 2022 vừa qua Nhà đầu tư cá nhân là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên thị trường chứng khoán khi mà họ có những hạn chế nhất định trong việc đầu tư như kiến thức, về vấn đề tâm lý đầu tư cũng như năng lực tài chính, bên cạnh đó còn có sự tác động của việc thời đại thông tin nhanh nhưng chưa chắc chuẩn xác tạo nên những quyết định sai lầm của nhà đầu tư cá nhân. Quỹ đầu tư nên là xu hướng phát triển tất yếu.